Khu vực phụ huynh
Liên hệ tìm gia sư
0981734759Hỗ trợ trực tuyến
-
Mr. Thuật
Hotline: 0383716432
Email: giasutuoitre@gmail.com
Video clip
Đăng ký tìm gia sư
[TỔNG HỢP] Chuyên Đề Toán Nâng Cao Lớp 3 Mới Nhất 2022 - THNUA
Wed, 06/07/2022 - 18:40
Việc ôn luyện các dạng toán cơ bản ở trên lớp cũng đã khó khăn đối với các em, vậy còn cách dạng nâng cao sẽ thế nào? Với lượng kiến thức lớn như vậy thì phải làm sao để có thể tiếp thu và luyện tập các dạng nâng cao hơn đúng cách. Sau đây là chuyên đề toán nâng cao lớp 3 năm 2022 để giúp các em ôn luyện bao quát đầy đủ được các dạng nâng cao thường gặp.
1. Chuyên đề : Toán đố - Tìm thành phần x chưa biết - Tính Thời gian
Toán đố
Toán có lời văn hay còn lại là toán đố là dạng toán đòi hỏi việc các em phải đọc hiểu cũng như là phân tích đề bài và tư duy. Nếu các em muốn cải thiện khả năng học toán của mình thì hãy thử sức với những bài toán đố nâng cao sau đây.
Tải bộ tài liệu nâng cao toán lớp 3:
Có hơn 300 bài các dạng toán nâng cao lớp 3 có lời giải chi tiết
Có thể bạn quan tâm:
Gia sư dạy kèm lớp 3 tại nhà sẽ giúp bé học tốt hơn đấy ạ
Ví dụ 1:
Tấm tôn nhựa dài gấp 3 lần tấm tôn sắt. Cửa hàng bán được 7 mét tôn sắt và 37 mét tôn nhựa, như vậy số mét tôn còn lại ở hai tấm tôn sẽ bằng nhau. Hỏi lúc chưa bán mỗi tấm tôn dài bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Gọi a là số mét tôn bằng nhau của 2 tấm tôn sau khi bán
Vậy lúc đầu tấm tôn nhựa có độ dài là : a + 37 ( mét )
Lúc đầu tấm tôn sắt có độ dài là : a + 7 ( mét )
Tấm tôn nhựa dài hơn tấm tôn sắt là : 37 - 7 = 30 ( mét )
Để hình dung rõ hơn thì các em nên biểu thị nó thành dạng sơ đồ như sau:
Tấm tôn nhựa : |---||---||---|
Tấm tôn sắt :|---|
Theo sơ đồ hiệu số ta có phần bằng nhau là :
3 - 1 = 2 ( phần )
Trong khi đó tấm tôn nhựa dài hơn tấm tôn sắt là 30 mét nên 2 phần sẽ ứng với 30 mét
Vậy tấm tôn sắt có độ dài là :
30 : 2 = 15 ( mét )
Tấm tôn nhựa dài hơn tấm tôn sắt 3 lần nên lúc đầu tấm tôn nhựa có dài là :
15 x 3 = 45 ( mét )
Đáp số : Tấm tôn sắt lúc đầu dài 15 mét
Tấm tôn nhựa lúc đầu dài 45 mét
Ví dụ 2: Trong hộp có 18 viên bi xanh, 14 viên bi đỏ, 12 viên bi vàng. Nếu không nhìn mà lấy bao nhiêu viên bi để lấy đủ 3 màu bi khác nhau?
Hướng dẫn giải:
Ở bài toán này sẽ có 3 trường hợp xảy ra
Trường hợp đầu tiên là các em may mắn, lấy viên đầu tiên các em được viên màu đỏ, viên tiếp theo các em lấy được viên màu xanh, viên thứ 3 các em lấy được viên màu vàng. Vậy là 3 lần lấy em lấy đủ được 3 màu
Trường học tiếp theo là trường hợp các em không may mắn, lấy hết 18 viên nhưng chỉ ra 1 màu xanh, lấy hết 14 viên chỉ ra màu đỏ, lấy hết 12 viên chỉ ra màu vàng. Lấy hết bi nhưng toàn 1 màu
Vậy để chắc chắn lấy đủ 3 màu cần lấy :
18 + 14 + 1 = 33 ( viên )
Đáp số : 33 viên bi
Ví dụ 3: Bà năm nay hơn cháu 63 tuổi, hai năm nữa bà sẽ gấp 8 lần tuổi cháu hỏi hiện nay bà bao nhiêu tuổi, cháu bao nhiêu tuổi.
Hướng dẫn giải :
Vì số tuổi tăng lên, số tuổi của bà cũng tăng lên 2 tuổi. Vậy ta có sơ đồ :
Tuổi của bà 2 năm nữa:|---||---||---||---||---||---||---||---| ( 8 phần )
Tuổi của cháu 2 năm nữa :|---| ( 1 phần )
Để tìm được tuổi của bà và cháu sau 2 năm nữa cần tính 1 phần là tương ứng với bao nhiêu tuổi.
Hiệu số phần bằng nhau :
8 - 1 = 7 ( phần )
Tuổi của cháu 2 năm nữa là :
63 : 7 = 9 ( tuổi )
Tuổi của bà 2 năm nữa là :
9 x 8 = 72 ( tuổi )
Vậy số tuổi của cháu hiện nay là :
9 - 2 = 7 ( tuổi )
Tuổi của bà hiện nay là :
72 - 2 = 70 ( tuổi )
Đáp số : Hiện tại cháu 7 tuổi
Hiện tại bà 70 tuổi
Tìm thành phần chưa biết
Để giải được dạng toán này các em bắt buộc phải biết phương pháp làm dạng toán cơ bản trước. Về kiến thức cơ bản thì mình sẽ không trình bày chi tiết cho các em nữa mà sẽ chỉ nêu lại các công thức bắt buộc các em cần phải thành thạo.
- Tìm số hạng của tổng : x + a = b hoặc a + x = b
x = b - a
- Tìm số bị trừ : x - a = b
x = b + a
- Tìm số trừ : a - x = b
x = a - b
- Tìm thừa số của tích : X x a = b
X = b : a
- Tìm số bị chia : x : a = b
x = b x a
Ví dụ : Tìm X biết :
a, 124 x 4 - X = 69
b, X : 3 = 7 ( dư 1 )
c, X x 2 + X x 3 + X x 4 = 27
d, X x 5 = 9 + X x 2
Hướng dẫn giải:
a,124 x 4 - X = 69
500 - X = 69
500 - 69 = X
X = 431
b, X : 3 = 7 ( dư 1 )
Ở câu này các em chú ý, xuất hiện số dư vậy làm sao để biến đổi về dạng cơ bản.
Mẹo là các em hãy lấy X giảm đi số dư, tương đương với ( X - 1 )
Vậy bài toán trở lại thành dạng quen thuộc và không dư: ( X - 1 ) : 3 = 7
( X - 1 ) : 3 = 7
( X - 1 ) = 7 x 3
( X - 1 ) = 21
X= 21 + 1
X = 22
c, X x 2 + X x 3 + X x 4 = 27
Khác hoàn toàn với các dạng ở trên, các em thấy rằng ở câu này đã xuất hiện 3 ẩn X.
Để giải được câu này thì các em cần xác định thành phần ưu tiên là: X x 2 + X x 3 + X x 4
- X x 2 tức là X được lấy 2 lần
- X x 3 tức là X được lấy 3 lần
- X x 4 tức là X được lấy 4 lần
- Tổng số X được lấy là : 2 + 3 + 4 = 9 lần
Vậy ta có : X x ( 2 + 3 + 4 ) = 27
X x 9 = 27
X = 3
d, X x 5 = 9 + X x 2
Ở câu này xuất hiện cả 2 X ở 2 vế thì các em phải làm biết mất 1 vế có chứa X
Áp dụng tính chất: “ trong biểu thức nếu trừ cả 2 vế với 1 số giống nhau thì giá trị biểu thức không thay đổi ”
Các em thực hiện trừ cả 2 vế cho X x 2 sẽ hết X ở 1 vế
X x 5 - X x 2 = 9 + X x 2 - X x 2
X x 5 - X x 2 = 9
X x ( 5 - 2 ) = 9
X x 3 = 9
X = 9 : 3
X = 3
Dạng toán thời gian
Không quá phức tạp nhưng đối với dạng này các em chỉ cần phân biệt rõ các khái niệm như thời gian và thời điểm, tuổi của mỗi người luôn luôn phải lớn hơn 0, nếu 2 người hơn kém nhau bao nhiêu tuổi trước đây thì sau này cũng hơn kém nhau bấy nhiêu tuổi.
Ví dụ 1: Ngày mùng 2 tháng 9 trùng vào thứ Tư, vậy ngày 30 tháng 9 cùng năm đó là thứ mấy?
Hướng dẫn giải:
Ngày mùng 2 là thứ tư vậy mùng 3 là thứ 5, tương tự các em sẽ có mùng 8 là thứ ba tuần sau là tròn 1 tuần
Từ mùng 9 là thứ tư, mùng 10 là thứ 5, tương tự ngày 13 cũng sẽ là thứ ba và tròn 1 tuần
Vì ta tính từ mùng 2 và tháng tư có 30 nên
Tháng 9 có số ngày là : ( 30 - 2 ) : 1 + 1 = 29 ( ngày )
Tháng 9 có số tuần là : 29 : 7 = 4 dư 1
Vậy dư 1 tức là sau 7 ngày sẽ lặp lại vào đúng thứ tư
Đáp số : 30 tháng 9 là ngày thứ tư
Ví dụ 2: Em Sơn hỏi Huy bây giờ là mấy giờ. Sơn trả lời: thời gian từ 12 giờ chưa đến bây giờ bằng ⅓ thời gian từ bây giờ đến hết ngày. Vậy bây giờ là mấy giờ?
Hướng dẫn giải:
Đề cho 3 mốc thời gian: 12 giờ trưa - bây giờ - đến hết ngày ( tức là 24 giờ tối )
Tóm tắt :
Từ 12 giờ trưa đến bây giờ : *
Từ bây giờ đến hết ngày : ***
Tổng thời gian từ 12 giờ chưa đến hết ngày là 12 giờ
Vậy 12 giờ tương đương với ****
Thời gian từ 12 giờ trưa đến bây giờ : 12 : 4 = 3 giờ
Vậy bây giờ có số giờ là : 12 + 3 = 15 giờ
Đáp số : Bây giờ là 3 giờ chiều
Bằng việc học theo chuyên đề nâng cao, thông qua các ví dụ có lời giải chi tiết các em vẫn có thể vừa ôn lại những kiến thức cơ bản vừa có thể tham khảo thêm các dạng toán nâng cao được hệ thống lại đầy đủ. Chuyên đề toán nâng cao lớp 3 vẫn còn nhiều kiến thức để giúp các em nâng cao khả năng tư duy cũng như là các vận dụng các kiến thức, kỹ năng làm bài. Các em hãy luyện tập thêm và theo dõi để nhận được những bài học mới nhất nhé.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ về chúng tôi để được tư vấn
ĐT : 0981734759-0383716432
Chúng tôi luôn đồng hành và hỗ trợ trong suốt quá trình học tập
Liên hệ công ty tư vấn giáo dục-gia sư Tuổi Trẻ:
Địa chỉ TpHCM Trụ sở chính :143 đường số 5, phường Bình Trị Đông B, Bình Tân , TPHCM - 0981734759
VP 1 : 143 âu cơ, Quận 10, TPHCM - 0981734759
VP 2: 176 khu phố 6, phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TPHCM - 0981734759
Địa chỉ Đà Nẵng: 185 Lê Lợi, Phường Hải Châu 1, Q.Hải Châu, Đà Nẵng - 0981734759
Địa chỉ Cần Thơ: 89 Đường 3/2, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Cần Thơ - 0383716432
Địa chỉ Bình Dương: 90A Phạm Ngũ Lão, P.Hiệp Thành, TDM, Bình Dương - 0383716432
==========================================
Huyền Anh