Khu vực phụ huynh
Liên hệ tìm gia sư
0981734759Hỗ trợ trực tuyến
-
Mr. Thuật
Hotline: 0383716432
Email: giasutuoitre@gmail.com
Video clip
Đăng ký tìm gia sư
[30+ TỔNG HỢP] các dạng toán nâng cao lớp 3 có đáp án chi tiết (MỚI NHẤT 2022) - TYHGA
Wed, 06/07/2022 - 18:33
Ở chương trình học của môn toán lớp 3 của các em gồm những dạng toán từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao. Tuy nhiên ở trên lớp các em hầu như không có thời gian cũng như là đủ kiến thức để học những dạng nâng cao hơn. Để trở thành học sinh giỏi xuất sắc môn toán thì ngoài việc các em luyện tập các dạng toán cơ bản thì các em cần phải đọc, làm thêm và nghiền ngẫm các dạng toán nâng cao. Trong bài học hôm nay, sẽ là tổng hợp các dạng toán nâng cao lớp 3 có đáp án để các em có thể tham khảo cũng như là luyện tập để giúp các em học tốt môn toán hơn.
Dạng toán tìm X nâng cao lớp 3 chi tiết
Cũng giống như dạng tìm X cơ bản: các em vẫn cần nhớ đến các kiến thức(số trừ, số bị trừ, số hạng, số bị chia, số chia..). Hãy nhớ lưu ý và ôn luyện thật kỹ vì dạng toán tìm X nâng cao sẽ có 3 dạng mà các em hay gặp. Cụ thể chi tiết cách làm cũng như là ví dụ như thế nào? Hãy cùng bắt đầu ngay nhé.
Dạng tìm X nâng cao số 1
Dấu hiệu nhận biết dạng toán này là khi vế trái là một biểu thức, vế phải là số và thường có 2 phép tính. Cách làm bài của tất cả dạng nâng cao tìm X thì đều chung quy và điều hướng về dạng tìm X cơ bản để giải bài toán.
- Nắm chắc và áp dụng các công thức, cách tính về phép nhân, chia, cộng , trừ.
- Đặc biệt chỉ với dạng toán này các em làm các phép cộng, phép trừ trước rồi sau đó mới thực hiện phép chia, nhân sau.
- Kiểm tra lại kết quả bằng tính chất.
Ví dụ: Tìm X biết :
a, 205 - X : 2 = 50
b, 230 - X x 3 = 50
Hướng dẫn giải:
a, X : 2 = 205 - 50
X : 2 = 155
X = 155 x 2
X = 310
b, X x 3 = 230 - 50
X x 3 = 180
X = 180 : 3
X = 60
Mẹo làm nhanh: a + ( b nhân hoặc chia c) = d
b = ( d - a ) chia hoặc nhân c
Dạng tìm X nâng cao số 2
Dấu hiệu nhận biết bài này thường bên trái là biểu thức gồm có 2 phép tính, vế còn lại sẽ là tổng hiệu, thương … của 2 số. Đối với dạng bài này các em thực hiện vế bên phải trước để tính ra kết quả, sau đó thực hiện vế trái như dạng nâng cao số 1.
Ví dụ: Tìm X biết :
a, X - 4 + 24 = 64 :8
b, 35 : 5 x X = 27 : 3
Hướng dẫn giải:
a, X - 2 + 4 = 64 :8
X - 2 + 4 = 8
X - 2 = 8 + 4
X - 2 = 12
X = 12 + 2
X = 14
b, 81 : 8 x X = 27 : 3
9 x X = 9
X = 9 : 9
X = 1
Dạng toán tìm X nâng cao số 3
Dạng này chỉ khác với 2 dạng trên là có thêm biểu thức chứa x ở trong dấu ngoặc. Việc biến tấu bài toán như vậy khiến các học sinh loay hoay không biết xử lý ra sao. Sự thật thì rất đơn giản, các em chỉ cần áp dụng đúng những gì đã học: thực hiện biểu thức trong ngoặc trước, rồi đến nhân, chia, cộng, trừ sau.
Ví dụ: Tìm X biết :
a, 6 x ( x + 5 ) = 23 x 2
b, ( x + 4 ) : 4 = 46 : 2
Hướng dẫn giải:
a, 6 x ( x + 5 ) = 23 x 2 + 22
6 x ( x + 5 ) = 46 + 2
( x + 5 ) = 48 : 6
x + 5 = 8
x = 8 - 5
x = 3
b, ( x + 4 ) : 4 = 46 : 2
( x + 4 ) : 4 = 23
( x + 4 ) = 23 x 4
( x + 4 ) = 92
x = 92 - 4
x = 88
Chú ý: đối với tất cả dạng tìm X chứa dấu ngoặc dù là nâng cao hay cơ bản, các em không được bỏ ngoặc nếu như chưa đưa về dạng cơ bản : a + b = c.
Dạng toán về thời gian
Khái niệm và giờ, ngày, tháng, năm đã quá quen thuộc với các em rồi. Tuy nhiên ở dạng toán này thì có thể nói là dạng toán dễ nhầm lẫn nhất trong các dạng vì các em phải ghi nhớ nhiều khái niệm. Để học được các dạng toán nâng cao thì các học sinh cần nắm chắc những kiến thức cần nhớ về ngày, tháng, năm, phép cộng trong tuần, ngày, phép cộng giờ phút…
Ở đây mình sẽ không nhắc lại các công thức cơ bản nữa mà chỉ đề cập tới những lỗi cơ bản mà các em học sinh hay nhầm lẫn.
- Các tháng như 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 là những tháng có 31 ngày
- Còn các tháng 4, 6, 9, 11 là các tháng có 30 ngày
- Chỉ riêng mỗi tháng 2 là có 28 hoặc 29 ngày
- Năm nhuận là các năm chẵn : 2000, 2002, 2004,..
- Và cuối cùng là 1 tuần có 7 ngày
Ví dụ:
Thứ tư tuần này là 25 tháng 3. Hỏi thứ tư tuần sau là ngày nào?
Hướng dẫn giải:
Đầu tiên các em có thể thấy thứ từ tuần này đến thứ tư tuần sau đúng tròn 1 tuần
Từ thứ tư tuần này đến thứ tư tuần sau là 7 ngày vậy thì ngày cũng sẽ tăng lên 7 ngày
Thứ 5 tuần sau là ngày:
25 + 7 = 32
Nhưng tháng 3 chỉ có 31 ngày vậy nên sẽ chuyển sang tháng 4
Đáp số : Thứ tư tuần sau là ngày 1 tháng 4
Ví dụ:
Sơn hỏi Huy bây giờ là mấy giờ. Sơn trả lời: thời gian từ 12 giờ chưa đến bây giờ bằng ⅓ thời gian từ bây giờ đến hết ngày. Vậy bây giờ là mấy giờ?
Hướng dẫn giải:
Đề cho 3 mốc thời gian: 12 giờ trưa - bây giờ - đến hết ngày ( tức là 24 giờ tối )
Tóm tắt:
Từ 12 giờ trưa đến bây giờ: *
Từ bây giờ đến hết ngày: ***
Tổng thời gian từ 12 giờ chưa đến hết ngày là 12 giờ
Vậy 12 giờ tương đương với ****
Thời gian từ 12 giờ trưa đến bây giờ: 12 : 4 = 3 giờ
Vậy bây giờ có số giờ là: 12 + 3 = 15 giờ
Đáp số : Bây giờ là 3 giờ chiều
Dạng toán quy luật
Là dạng toán để phân loại các học sinh với nhau, nặng về mặt tư duy logic cũng như là rất khó. Sau đây là 1 vài quy luật mà các học sinh có thể tham khảo.
- Số nọ cách số kia tạo thành dãy chẵn lẻ, dãy đều
- Số sau nhân, cộng trừ số trước
- Số sau bằng tổng 2 số trước
- Số sau bằng số trước nhân 2
- Số sau bằng số trước nhân 2 cộng 11
Ví dụ: Tìm quy luật các dãy số sau
a, 1,2,4,8,16…..
b,1,4,7,10…
Hướng dẫn giải:
a, 1,2,4,8,16…..
Nhận xét: Số thứ 2 = 1 x 2 = 2
Số thứ 3 = 2 x 2 = 4
Số thứ 4 = 4 x 2 = 8
Số thứ 5 = 8 x 2 = 16
Vậy quy luật của dãy số là số sau bằng số trước nhân 2
b, 1,4,7,10…
Nhận xét: Số thứ 2 = 1 + 3 = 4
Số thứ 3 = 4 + 3 = 7
Số thứ 4 = 7 + 3 = 10
Vậy quy luật của dãy số là: số sau bằng số trước cộng 3
Dạng toán có lời văn nâng cao
Nỗi ác mộng của các học sinh khi gặp đề bài dài đến tận 3 hoặc 4 dòng. Một bài toán mà các em phải thực hiện nhiều kỹ năng như: đọc hiểu, tìm ra cách giải, sử dụng phép tính như thế nào.Vốn dĩ dạng cơ bản đã khó khăn khiến các em lúng túng thì dạng toán có lời văn nâng cao có khó hơn thế nhiều lần. Để cho các em không còn sợ dạng toán này thì mình sẽ chia sẻ vài mẹo giúp các em giải quyết nhanh bài toán.
Đề bài có các chữ: “ thêm, hỏi cả hai, có tất cả , nhiều hơn ” các em thực hiện phép cộng.
Đề bài có các chữ: “ bớt , còn lại , ít hơn , nhẹ hơn , bạn còn lại ,...” các em thực hiện phép trừ.
Ví dụ 1: Giá tiền quyển sách Sinh Học là 700 đồng trong khi đó giá tiền của quyển sách Tiếng Việt nhiều hơn giá tiền của sách Sinh Học là 200 đồng. Hỏi giá tiền của quyển sách Tiếng Việt là bao nhiêu tiền ?
Hướng dẫn giải:
Áp dụng mẹo trên giá tiền của quyển sách Tiếng Việt là:
700 + 200 = 900 ( đồng )
Đáp số : 900 đồng
Ví dụ 2 : Lớp A có 35 cái ghế. Lớp B có ít hơn lớp A 4 cái ghế. Hỏi lớp B có bao nhiêu cái ghế?
Hướng dẫn giải:
Áp dụng mẹo trên lớp B có số ghế là:
35 - 4 = 31 ( cái )
Đáp số : 31 cái ghế
Như vậy là đã kết thúc bài học tổng hợp các dạng toán nâng cao lớp 3 có đáp án rồi. Bằng việc tổng hợp lại các dạng toán nâng cao cũng như là một vài mẹo làm nhanh, bài học hôm nay sẽ phần nào giúp các em cải thiện tư duy của mình. Để trở thành học sinh giỏi môn toán các em cần được làm cũng như là tiếp cận những bài toán nâng cao hơn. Ngoài những dạng ở trên các em hãy tham khảo các dạng toán khác để thử sức của mình. Chúc các em học tập tốt ….
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ về chúng tôi để được tư vấn
ĐT : 0981734759-0383716432
Chúng tôi luôn đồng hành và hỗ trợ trong suốt quá trình học tập
Liên hệ công ty tư vấn giáo dục-gia sư Tuổi Trẻ:
Địa chỉ TpHCM Trụ sở chính :143 đường số 5, phường Bình Trị Đông B, Bình Tân , TPHCM - 0981734759
VP 1 : 143 âu cơ, Quận 10, TPHCM - 0981734759
VP 2: 176 khu phố 6, phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TPHCM - 0981734759
Địa chỉ Đà Nẵng: 185 Lê Lợi, Phường Hải Châu 1, Q.Hải Châu, Đà Nẵng - 0981734759
Địa chỉ Cần Thơ: 89 Đường 3/2, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Cần Thơ - 0383716432
Địa chỉ Bình Dương: 90A Phạm Ngũ Lão, P.Hiệp Thành, TDM, Bình Dương - 0383716432