Khu vực phụ huynh
Liên hệ tìm gia sư
0981734759Hỗ trợ trực tuyến
-
Mr. Thuật
Hotline: 0383716432
Email: giasutuoitre@gmail.com
Video clip
Đăng ký tìm gia sư
[100+] Tổng hợp kiến thức Toán lớp 3 pdf - Giải Chi Tiết - THBAS
Sun, 10/07/2022 - 10:24
Các em thường xuyên gặp phải tình trạng luyện tập quen một dạng toán nào đó nhưng chỉ sau một thời gian các em lại quên và nhầm lẫn các dạng với nhau. Vì vậy bộ tài liệu tổng hợp kiến thức Toán lớn 3 pdf sẽ giúp các em hệ thống lại kiến thức cũng như là liên kết các dạng trọng tâm. Bài học hôm nay khá khó nên các em hãy chú ý theo dõi nhé.
Hệ thống lại các kiến thức trọng tâm Toán lớp 3
Các dạng toán dưới đây là những dạng hay thi và cũng là quan trọng nhất trong môn Toán lớp 3.
1. Đọc và viết các số có 4, 5 chữ số
Các em thực hiện đọc từ trái qua phải, tách các hàng đơn vị với nhau và từ hàng đơn vị lớn đến bé. Với số 0 thì chỉ khi nằm ở hàng chục thì các em phải đọc là “ linh ”
Có thể bạn quan tâm:
Việc tìm gia sư lớp 3 tại nhà sẽ giúp bé học giỏi toán nhanh hơn
Ví dụ: 205 được đọc là hai trăm linh năm
307 được đọc là ba trăm linh bảy
2. So sánh 2 số trong phạm vi 10000, 100000
Dạng toán này không quá phức tap, có những mẹo như: Số nào nhiều chữ hơn thì số đó lớn hơn và số nào ít số hơn thì số đó nhỏ hơn.
Thêm một chú ý nữa là khi các em so sánh từ hàng số tự nhiên lớn nhất nếu bằng nhau mới đến các hàng số tự nhiên sau.
Ví dụ: 9990 ? 9998
Hướng dẫn giải:
Thực hiện so sánh từ trái qua phải số 9 ở phần nghìn của số 9990 bằng với số 9 của số 9998.
Các em tiếp tục so sánh với các hàng đơn vị còn lại
Hàng đơn vị 0 < 8
Vậy 9990 < 9998
3. Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 10000, 100000
- Các em đặt phép tính dọc theo đúng hàng để tránh bị nhầm lẫn.
- Đối phép phép cộng, các em cộng số hạng tương ứng với nhau, cộng trừ phải qua trái.
- Đối với phép trừ, các em trừ số trên cho số dưới của các hàng tương ứng với nhau, từ phải qua trái.
- Đối với phép nhân, các em nhân lần lượt các số với nhau từ phải qua trái.
- Cuối cùng là phép chia, các em chia lần lượt các số của số bị chia cho số chia từ phải qua trái.
Ví dụ:
a, 525 + 353 = ?
b, 769 - 453 = ?
c, 242 x 2 = ?
d, 6002 : 2 = ?
Hướng dẫn giải:
a, 525 + 353 = ?
5 cộng 3 bằng 8 viết 8
2 cộng 5 bằng 7 viết 7
8 cộng 3 bằng 7 viết 8
Ta được: 525 + 353 = 878
b, 769 - 453 = ?
9 trừ 3 bằng 6 viết 6
6 trừ 5 bằng 1 viết 1
7 trừ 4 bằng 3 viết 3
Ta được: 769 - 453 = 316
c, 242 x 2 = ?
2 nhân 2 bằng 4 viết 4
2 nhân 2 bằng 8 viết 8
2 nhân 2 bằng 4 viết 4
Ta được: 242 x 2 = 484
d, 6002 : 2 = ?
2 chia 2 bằng 1, viết 1
0 chia 2 bằng 0 viết 0
0 chia 2 bằng 0 viết 0
6 chia 2 bằng 3 viết 3
Ta được: 6002 : 2 = 3001
4. Tìm X
Tìm X trong có 1 bên là tổng, hiệu, tích, thương.
Thực hiện các phép tính phép cộng, trừ, nhân, chia và theo thứ tự lần lượt là : nhân chia trước cộng trừ sau.
Ví dụ :
Tìm giá trị của x biết :
1264 + x = 9826
Giải : x = 9826 -1264
x = 8562
Mẹo : Khi biểu thức chỉ có 1 phép tính duy nhất , muốn tìm x chỉ cần chuyển hết số đã biết sang một bên và để x một bên ( nếu trước x là dấu cộng thì ta thực hiện phép tính trừ, tương tự nếu là dấu trừ ta thực hiện phép tính cộng ).
Tìm X trong đó 2 bên biểu thức đều là phép tính
Vẫn là cách làm tương tự cách trên nhưng đối với dạng này các em học sinh cần lưu ý phải thực hiện phía nào trong biểu thức có kết quả là chữ số chứ không phải là ẩn số và giữ nguyên vế còn lại. Tiếp đó thực hiện các bước tương tự như dạng trên : nhân chia trước cộng trừ sau.
Ví dụ :
Tìm X biết :
375 - x : 2 = 300 : 2
Giải:
375 - x : 2 = 150
375 - x = 150 : 2
375 - x = 75
x = 75 + 375
x = 450
5. Tính giá trị biểu thức
Ở dạng toán này chỉ có 2 dạng bài gồm: biểu thức có chứa dấu ngoặc đơn và biểu thức không chứa ngoặc đơn.
Đối với biểu thức có chứa dấu ngoặc đơn, các em thực hiện phép tính ở trong ngoặc trước rồi thực hiện phép tính ở ngoài ngoặc sau. Khi tính các em làm nhân, chia, trước cộng, trừ sau.
Đối với biểu thức không chứa dấu ngoặc đơn, các em thực hiện tính từ trái sang phải và cũng làm theo quy tắc nhân, chia, trước cộng, trừ sau.
Ví dụ: Tính
a, 185 x 5 - 264 + 64 : 8 = ?
b, (18 x 5) + 11 - 24 : 4 = ?
Hướng dẫn giải:
a, 185 x 5 - 264 + 64 : 8 = ?
= 925 - 264 + 8
= 925 - 272
= 653
b, (18 + 55) - 12 : 1 x 2= ?
= 73 - 12 : 2
= 73 - 6
= 67
6. Giảm hoặc gấp nhiều lần
Loại toán thì gồm có 4 dạng chính: gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần, giảm số một đi một số lần, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Về cách làm với dạng gấp một số lên nhiều lần các em lấy số đó nhân với số lần
- Giảm một số đi nhiều lần, thì các em lấy số đó chia cho số lần
- So sánh số lớn gấp mấy lần số bé, các em lấy số lớn chia cho số bé được bao nhiêu thì số lớn gấp từng đấy lần số bé
- So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn, lấy số lớn chia cho số bé được bao nhiêu số bé bằng một phần từng ấy của số lớn
Ví dụ 1:
Huy có 10 chiếc bút. Số bút của Đạt gấp 5 lần số bút của Huy. Hỏi Đạt có tất cả bao nhiêu chiếc bút?
Giải:
Tóm tắt đề bài:
Gọi 10 chiếc bút Huy có là: |—|
Đạt có gấp 5 lần số bút của Huy: |—|—|—|—|—|
Lời giải
Số bút của Đạt có là :
10 x 5 = 50 ( chiếc )
Đáp số : 50 chiếc bút
Ví dụ :
Lan có 40 chiếc kẹp tóc, sau khi đem cho bạn thì số số kẹp tóc của Lan giảm đi 4 lần. Hỏi Lan còn lại bao nhiêu chiếc kẹp tóc?
Giải:
Tóm tắt đề bài :
Số kẹp tóc Lan có ban đầu: |—|—|—|—|—|
Số kẹp tóc sau khi giảm 4 lần:|—|
Lời giải
Số kẹp tóc Lan còn lại là:
40 : 4 = 10 ( chiếc )
Đáp số: 10 chiếc
Các em cần đọc kỹ, phân tích đề bài và hiểu được đề bài hỏi gì. Sau đó tóm tắt bài toán để tìm ra hướng giải cụ thể. Có thể dùng các phương pháp tóm tắt: vẽ sơ đồ, chữ….
7. Hình học
Trong chương trình toán lớp 3, các em đã được học các hình như: hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn. Các dạng toán chủ yếu là tính chu vi hoặc tính diện tích. Như vậy là các em bắt buộc phải học thuộc các công thức thì mới có thể làm được bài.
Các công thức hay dùng:
- Tính chu vi hình chữ nhật : P = ( a + b ) x 2 trong đó a,b là chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật
- Tính diện tích hình chữ nhật: S = a x b trong đó a,b là chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật
- Tính chu vi hình vuông: P = a x 4 ( a là chiều dài một cạnh của hình vuông )
- Tính diện tích hình vuông: S = a x a ( a là chiều dài một cạnh của hình vuông )
- Chu vi của một hình bằng độ dài các cạnh của hình đó cộng với nhau
- Trong hình tròn luôn luôn có một tâm duy nhất
- Độ dài của bán kính bằng ½ độ dài của đường kính
Ví dụ: Tính chu vi của hình vuông khi biết chiều dài của cạnh hình vuông bằng 6 mét.
Hướng dẫn giải:
Chu vi của hình vuông là :
6 x 4 = 24 mét
Đáp số: 24 mét
Thay vì tự tìm tòi và sắp xếp lại các kiến thức đã học, các em có thể tải tổng hợp kiến thức Toán lớp 3 pdf về để ôn luyện lại các dạng toán theo hệ thống bao quát hết các bài học. Bài học hôm nay gồm những kiến thức cơ bản nhưng là những dạng toán trọng tâm, với những phương pháp làm cà công thức mà mình chia sẻ hi vọng các em có thể nắm vững, luyện tập nhiều hơn để có kết quả môn toán tốt nhất. Chúc các em học tốt!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ về chúng tôi để được tư vấn
ĐT : 0981734759-0383716432
Chúng tôi luôn đồng hành và hỗ trợ trong suốt quá trình học tập
Liên hệ công ty tư vấn giáo dục-gia sư Tuổi Trẻ:
Địa chỉ TpHCM Trụ sở chính :143 đường số 5, phường Bình Trị Đông B, Bình Tân , TPHCM - 0981734759
VP 1 : 143 âu cơ, Quận 10, TPHCM - 0981734759
VP 2: 176 khu phố 6, phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TPHCM - 0981734759
Địa chỉ Đà Nẵng: 185 Lê Lợi, Phường Hải Châu 1, Q.Hải Châu, Đà Nẵng - 0981734759
Địa chỉ Cần Thơ: 89 Đường 3/2, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Cần Thơ - 0383716432
Địa chỉ Bình Dương: 90A Phạm Ngũ Lão, P.Hiệp Thành, TDM, Bình Dương - 0383716432