[ĐẦY ĐỦ] Tổng Hợp Kiến Thức Toán Lớp 3 Học Kì 2 - THYUZA

Tue, 12/07/2022 - 05:57

Bước vào những kì thi cam go thì việc ôn tập, chuẩn bị tinh thần thoải mái, thái độ tự tin là rất quan trọng. Nhưng cần thiết hơn cả chính là chuẩn kiến thức, nắm rõ  tất cả nội dung đã được học. Tổng hợp kiến thức Toán lớp 3 học kì 2 dưới đây sẽ đưa ra các dạng bài mà các con đã học và tái hiện, giúp các con dễ nhớ nhất, đạt hiệu quả cao khi làm bài

Hướng dẫn cách đọc, so sánh các số trong phạm vi 100 000 

Mảng kiến thức đầu tiên con cần phải nắm vững trước khi bắt tay vào làm bài thi ở cuối học kì II. Tuy nhiên lại có rất nhiều con gặp khó khăn khi không thể đọc, diễn giải số ra thành lời hoặc quá chủ quan khi thực hiện được yêu cầu của bài. Đây là một số lưu ý nhất định trong đọc viết chữ số trong phạm vi 100 000

 

Có thể bạn quan tâm:

Gia sư toán tiếng việt lớp 3 sẽ giúp con học tiếng bộ nhanh hơn

 

Số 0:

Nếu số 0 kết thúc ở cuối chữ số, vị trí là số nằm cuối cùng bên phải, ở hàng đơn vị thì sẽ đọc thành “mươi”. Ví dụ: Viết số là: 39650 - Đọc số là: Ba mươi chín nghìn sáu trăm năm mươi. Ngược lại nếu số 0 xuất hiện ở trong dãy số, nằm ở các hàng nghìn, trăm, chục thì sẽ đọc thành “không”. Ví dụ: Viết số là: 60078 – Đọc số là: Sáu mươi nghìn không trăm bảy mươi tám.

Số 1:

Điều này cũng tương tự với số 1. Nếu số 1 xuất hiện ở cuối dãy số hay nói cách khác là nằm ngoài cùng bên phải, nằm ở hàng đơn vị sẽ đọc là “mốt”. Chẳng hạn như: Viết số là: 23451-  Đọc số là: Hai mươi ba nghìn bốn trăm năm mươi mốt.

Số 1 nếu xuất hiện ở đầu hoặc nằm trong các chữ số ở hàng chục nghìn , hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục thì sẽ đọc thành “một”. Ví dụ như: Viết số là: 23145 - Đọc số là: Hai mươi ba nghìn một trăm bốn mươi lăm.

Số 2, số 3:

Dù nằm ở hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục hay hàng đơn vị, ở bất cứ một vị trí nào bên dãy số ta vẫn gọi số 2 là “ hai” và gọi số 3 như cách gọi thông thường vẫn là “ ba”.

Số 4:

Tương tự như các chữ số ở trên, số 4 này cũng sẽ có hai cách đọc. Nếu xuất hiện ở cuối tức là nằm ở hàng đơn vị, vị trí ngoài cùng bên phải sẽ đọc thành “tư”. Đây là một ví dụ đơn cử: Viết số là: 87654 - Đọc số là: Tám mươi bảy nghìn sáu trăm năm mươi tư.

Nếu số 4 xuất hiện ở vị trí đầu hoặc giữa dãy số tức là nằm ở các hàng nghìn, trăm, chục sẽ đọc thành “bốn”. Chẳng hạn như: Viết số là : 54126 - Đọc số là: Năm mươi bốn nghìn một trăm hai mươi sáu.

Số 5:

Nếu xuất hiện ở cuối cùng của dãy số là nằm ở hàng đơn vị sẽ đọc thành bẻ âm thành “lăm”. Ví dụ: Viết số là: 12435 - Đọc số là: Mười hai nghìn bốn  trăm ba mươi lăm.

Khi số 5 này xuất hiện ở các vị trí đầu hoặc giữa, nằm ở các hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục sẽ đọc như thông thường là “năm”.  Ta có ví dụ mẫu: Viết số là: 52986 - Đọc số là: Năm mươi hai nghìn chín trăm tám mươi sáu.

Với số 6, số 7, số 8, số 9:

 Bất cứ vị trí nào, dù là đầu dãy số hay cuối dãy số. Dù là hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục hay là hàng đơn vị thì các số này vẫn giữ nguyên cách đọc ban đầu.

Đối với bài so sánh thì các con nên so sánh từng hàng của hai chữ số, bắt đầu từ hàng lớn nhất. Thứ tự có thể được gói gọn như sau:

Trước tiên so sánh chữ số hàng lớn nhất nếu chữ số hàng lớn nhất bên nào lớn hơn thì lớn hơn hay nói cách khác đó là chữ số ở hàng bé nhất bên nào bé hơn thì bé hơn, trong trường hợp bằng sẽ so sánh ở hàng tiếp theo.

Ví dụ 1: so sánh hai số 17654 và số 23765

Đầu tiên cần so sánh chữ số ở hàng lớn nhất, ở hai số trên, hàng lớn nhất chính là hàng chục nghìn. Số 17654 có chữ số hàng chục nghìn là số 1. Còn số 23765 có chữ số hàng chục nghìn là số 2. Ta thấy 1< 2 nên số 17654 < 23765 hoặc 23765 > 17654 đều đúng.

Với trường hợp số hàng lớn nhất bằng nhau, chúng ta sẽ tiến hành so sánh tiếp tục ở các hàng sau:

Ví dụ 2: so sánh hai số 34567 và 34568

Ta lần lượt so sánh từ hàng lớn nhất là hàng chục nghìn, ta thấy 3 = 3. So sánh các chữ số ở hàng tiếp theo là hàng nhìn, có 4 = 4. Tiếp tục so sánh ở hàng trăm, có 5 = 5. Thực hiện so sánh ở hàng chục, có: 6 = 6 và so sánh đến hàng tiếp theo là hàng đơn vị, có 7 < 8. Vậy 34567 < 34568 hoặc 34568 > 34567.

Phương pháp làm phép cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000 

Tổng Hợp Kiến Thức Toán Lớp 3 Học Kì 2

Cộng, trừ các số trong phạm vi 100.000 là dạng đề chắc chắn sẽ có mặt trong đề thi cuối kì nên các con phải hết sức lưu tâm và cần cẩn thận, nhất là các bài có nhớ, có số dư, có mượn đơn vị ở các hàng khác.Để tránh những sai sót không đáng có, ngoài việc tính toán cẩn thận là điều bắt buộc, các con cần phải nhớ quy tắc đặt tính. 

Quy tắc:

  • Thứ nhất các em phải đặt tính theo hàng dọc, cần đặt thẳng hàng từ phải qua trái.
  • Các chữ số ở các hàng phải thẳng hàng với nhau.Tức là chữ số ở hàng đơn vị  của số ở trên thẳng hàng với chữ số hàng đơn vị của số ở dưới
  • Chữ số hàng chục của số hàng đặt trên phải thẳng hàng với chữ số hàng chục của số viết phía dưới,...
  • Các hàng còn lại cũng tương tự: hàng trăm thẳng hàng với hàng trăm, hàng nghìn thẳng với hàng nghìn,...

Đặc biệt với những phép tính có nhớ, khi thực hiện phép tính các con phải cộng hoặc trừ số đã nhớ ở hàng kế tiếp. Việc quên nhớ thường là lỗi mà đa số các con mắc phải, cần phải cẩn thận khi làm bài để không bị mất điểm ở những chỗ đáng tiếc.

Phương pháp nhân, chia số có 4, 5 chữ số với số có một chữ số 

Đối với phép nhân các số có 4,5 chữ số với số có một chữ số các con cần đặt tính hàng dọc, chữ số thứ 2 sẽ thẳng hàng với hàng đơn vị của chữ số thứ nhất. Tiếp theo nhân theo thứ tự lần lượt từ phải qua trái. Nếu phép nhân có nhớ thì bắt buộc phải cộng phần nhớ vào hàng kế tiếp. 

Đối với phép chia, chúng ta sẽ chia số thứ nhất cho số thứ hai, từ trái qua phải và bắt đầu từ hàng lớn nhất . Ví dụ với số có 4 chữ số sẽ bắt đầu chia từ hàng nghìn còn với số có 5 chữ số sẽ là hàng chục nghìn. 

Đây là ví dụ về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các chữ số:

https://lh3.googleusercontent.com/mGmaHzeHrVXGgSUuGgZvSbYbTq9quwzqdQsinH9GJWm6yegv5NSzOcsFJDV5A0TBxgYVHABH-pcnCQDmmiFhGDAUkVEpfgYZmi1RkiXsI_4Obsayz3P6_-Oz1NpjRkNStkIbLKccAvybNY2Yog

Tìm thành phần chưa biết trong phép tính

Đây là dạng toán tìm x trong đề thi, chắc hẳn đã quá quen thuộc với các con rồi. Đối với dạng bài này, còn cần nhớ và phải học thuộc công thức của nó và áp dụng vào bài làm. Cụ thể như sau: 

  • Phép cộng: số hạng thứ nhất + số hạng thứ hai = tổng  => Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ cho số hạng đã biết.
  • Phép trừ: số bị trừ – số trừ = hiệu => muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ . Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu. 
  • Phép chia: số bị chia : số chia = thương => Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia . Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương. 
  • Phép nhân: thừa số x thừa số = tích. Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia với thừa số đã biết. 

Ví dụ:    Tìm x:

x + 21341 = 42567

x                 = 42567 - 21341

x                 = 21226

Vậy      x    = 21226

Tính giá trị biểu thức 

Với dạng toán tính giá trị của biểu thức các con cần nhớ những lưu ý những điều sau:

Nếu biểu thức có dấu ngoặc cần thực hiện phép tính trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau. 

  • Nếu biểu thức không có dấu ngoặc mà chỉ có phép tính cộng/ trừ hoặc nhân/ chia thì con thực hiện tính theo thứ tự từ trái qua phải.

Ví dụ : 21345 + 66746 - 21531 =  88091 - 21531

                                                  = 66560

  • Nếu biểu thức chứa cả phép tính cộng/trừ và nhân/ chia thì con cần ưu tiên thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau. 

Ví dụ: 23456 - 10101 x 2 = 23456 - 20202 

                                          = 3254

Trên đây là lý thuyết số học về tổng hợp kiến thức Toán lớp 3 học kì 2, để đạt kết quả cao các con cần ghi nhớ các lý thuyết này, đặc biệt là tên gọi các chữ số ở phần tìm thành phần chưa biết trong phép tính. Sau đó vận dụng vào giải các đề toán, cần thực hành để có kết quả cao và thi tốt các con nhé!

 

Mọi chi tiết  xin vui lòng liên hệ về chúng tôi để được tư vấn

TRUNG TÂM GIA SƯ TUỔI TRẺ

ĐT : 0981734759-0383716432

Chúng tôi luôn đồng hành và hỗ trợ trong suốt quá trình học tập

Liên hệ công ty tư vấn giáo dục-gia sư Tuổi Trẻ:  

Facebook sun symbol   Địa chỉ TpHCM Trụ sở chính :143 đường số 5, phường Bình Trị Đông B, Bình Tân , TPHCM - 0981734759

Facebook sun symbol   VP 1 : 143 âu cơ, Quận 10,  TPHCM - 0981734759

Facebook sun symbol   VP 2 176 khu phố 6, phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TPHCM - 0981734759           

Facebook sun symbol   Địa chỉ Đà Nẵng: 185 Lê Lợi, Phường Hải Châu 1, Q.Hải Châu, Đà Nẵng - 0981734759

Facebook sun symbol   Địa chỉ Cần Thơ: 89 Đường 3/2, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Cần Thơ  - 0383716432 

Facebook sun symbol   Địa chỉ Bình Dương: 90A Phạm Ngũ Lão, P.Hiệp Thành, TDM, Bình Dương  - 0383716432 

Cảm ơn bạn đã đánh giá
0 Sao 0 Đánh giá
Cùng lĩnh vực